BSCI - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

BSCI - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Bộ tiêu chuẩn BSCI là gì?

BSCI (Business Social Compliance Initiative) - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 bởi Hiệp Hội Ngoại Thương (FTA), nay là Hiệp Hội Kinh Doanh Toàn Cầu Về Thương Mại Bền Vững (Amfori). BSCI là một sáng kiến dành cho những công ty cam kết cải thiện điều kiện làm việc tại các xí nghiệp và trang trại trên toàn thế giới.

Bộ tiêu chuẩn này cung cấp cho các doanh nghiệp một Bộ Quy Tắc Ứng Xử chung và hệ thống toàn diện để đạt được sự tuân thủ trách nhiệm xã hội trong toàn chuỗi cung ứng. Khi một công ty đã ký vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Amfori BSCI, chữ ký thể hiện cam kết công khai thực hiện kinh doanh có trách nhiệm của công ty với xã hội.

Nguyên tắc của BSCI

1. Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.

2. Phù hợp: BSCI cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.

3. Toàn diện: BSCI có thể áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.

4. Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận, BSCI cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được chứng nhận SA 8000.

5. Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng dịch vụ đánh giá chứng nhận của các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài.

6. Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ và việc vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .

7. Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.

8. Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.

9. Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.

Lợi ích khi áp dụng BSCI

  • Xây dựng hệ thống nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sản xuất công bằng và an toàn hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí thông qua việc giảm tần suất đánh giá trách nhiệm xã hội từ khách hàng
  • Nâng cao thương hiệu với đối tác kinh doanh và cộng đồng.
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh, cơ hội tiếp cận thị trường mới (Mỹ, châu Âu,…).

 

Vì sao chọn TUV NORD Việt Nam?

Với hơn 14.000 nhân viên và hơn 100 chi nhánh ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, tập đoàn TUV NORD Group có đội ngũ chuyên gia toàn cầu, chuyên nghiệp.

TUV Nord Việt Nam là đối tác lâu năm, có uy tín và tin cậy với các dịch vụ chứng nhận.

Các chuyên gia và các đánh giá viên của chúng tôi có kiến thức sâu rộng với kinh nghiệm nhiều năm và làm việc lâu dài, gắn bó với TÜV NORD. Điều này đảm bảo sự độc lập, tính trung lập, khách quan và cũng có nghĩa là chúng tôi có thể liên tục hỗ trợ khách hàng của chúng tôi. Lợi ích cho bạn rất rõ ràng: chuyên gia đánh giá của chúng tôi đồng hành và hỗ trợ sự phát triển của công ty bạn và cung cấp cho công ty những phản hồi mang tính khách quan nhất